Header Ads

 Bảo quản thức ăn đúng cách là phương pháp giúp bạn giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon và kéo dài thời gian sử dụng. Đối với mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách bảo quản khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!


1. Thế nào là bảo quản thực phẩm?

Bảo quản thực phẩm là phương pháp giúp giữ chất lượng của thức ăn không bị hư hỏng một cách tự nhiên. Ngoài ra, các cách bảo quản thức ăn cũng giúp cho thực phẩm không bị biến chất hoặc nhiễm bẩn sau khi sử dụng.

Thực tế, có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống trong thực phẩm, chúng thường có xu hướng phát triển nhanh chóng trong môi trường ẩm mốc và thức ăn ôi thiu. Chính vì vậy, việc bảo quản thực phẩm là bước quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Hiện nay, nhiều người lựa chọn bảo quản thức ăn bằng các hóa chất, tuy nhiên nó có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng. Do đó, các cách bảo quản thực phẩm tự nhiên vẫn đang được nhiều người lựa chọn và trở thành xu hướng hiện nay.

2. Các cách bảo quản thức ăn thông dụng nhất

Theo nghiên cứu cho thấy, có 3 phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến nhất, bao gồm: Ướp muối, làm lạnh và sấy khô. Cụ thể:

2.1 Bảo quản thức ăn bằng phương pháp ướp muối

Có thể nói, muối là một trong những nguyên liệu giúp bảo quản thực phẩm rất hữu ích. Bạn có thể áp dụng phương pháp ướp muối đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt hoặc cá nhằm giúp thức ăn trở nên ngon và giữ nguyên hương vị. Mặt khác, vị mặn của muối cũng giúp loại bỏ đáng kể các vi khuẩn và nấm mốc gây hại.


2.2 Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm lạnh

Làm lạnh là cách bảo quản thực phẩm đơn giản và dễ thực hiện nhất. Với phương pháp này, bạn không cần phải sử dụng chất bảo quản mà vẫn có thể duy trì được độ tươi ngon của thực phẩm. Theo khuyến cáo của chuyên gia, thời gian lý tưởng nhất để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ tối đã 30 ngày ở nhiệt độ từ 0 – 2 độ C. Tuy nhiên, cách bảo quản bằng phương pháp làm lạnh thường không thể khử trùng hoặc loại bỏ các vi khuẩn, do đó bạn cần hết sức lưu ý khi áp dụng cách này, bao gồm:

Tránh để chồng các hộp đựng thức ăn không có nắp đậy lên nhau.

Tuyệt đối không để thực phẩm chưa chế biến lên trên thực phẩm đã chế biến.

Tránh để trực tiếp thức ăn chưa được bọc túi hoặc đậy nắp vào trong tủ lạnh.

Không để quá nhiều các loại thực phẩm khác nhau trong ngăn tủ vì điều này có thể khiến quá trình lưu thông khí trong tủ lạnh gặp phải khó khăn, dẫn đến sự mất cân bằng khi làm lạnh các thực phẩm.

Tránh cất thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên để nguội đồ ăn ở trong nhiệt độ phòng khoảng 20 phút rồi sau đó mới đem đi bảo quản trong tủ lạnh.

2.3 Bảo quản thức ăn bằng biện pháp sấy khô

Ngoài 2 phương pháp trên, bạn cũng có thể bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm bằng cách sấy khô. Bạn có thể đem thực phẩm phơi dưới nắng hoặc dùng dụng cụ chuyên sấy. Đối với cách bảo quản này, bạn chỉ nên áp dụng với hoa quả, cá, thịt hoặc thực phẩm nhiều xơ.

3. Cách bảo quản cụ thể đối với mỗi loại thực phẩm

Dưới đây là phương pháp bảo quản đối với mỗi loại thực phẩm nhất định, cụ thể:

Trứng là một trong những thực phẩm mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ. Theo chuyên gia, cách tốt nhất để bảo quản trứng là để chúng trong thùng carton. Bạn cũng nên để trứng ở trên kệ tủ lạnh nhằm giúp chúng tươi lâu hơn.

Quả mọng

Để bảo quản quả mọng, bạn nên rửa nhanh chúng dưới vòi nước sạch ngay trước khi sử dụng. Nếu chưa ăn ngay, bạn có thể để trái cây trong hộp có lót khăn giấy nhằm hút bớt độ ẩm. Tốt nhất, bạn nên tránh rửa sạch phần trái cây chưa dùng trước khi bảo quản trong tủ lạnh vì độ ẩm cao có thể khiến chúng nhanh hỏng hơn.

Bột mì

Một số loại côn trùng có thể ẩn nấp và phá hoạt bột mì cũng như ngũ cốc nếu bạn bảo quản sai cách. Tương tự như cách bảo quản thức ăn khác, để giữ cho bột mì không bị mọt, bạn cần bảo quản chúng trong hộp đựng kín khí, để ở trong tủ hoặc nơi thoáng mát.

Dầu ăn

Nhiệt độ, không khí và ánh sáng là 3 thủ phạm hàng đầu khiến cho các thực phẩm bị hư hỏng, trong đó bao gồm cả dầu ăn. Khi dầu ăn bị hỏng, mặc dù màu sắc vẫn còn giữ nguyên vẹn như mùi vị đã thay đổi hoàn toàn. Tốt nhất bạn nên bảo quản dầu ăn tránh xa những nơi có nhiệt độ cao và dễ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Nấm

Nấm hoạt động giống như một miếng bọt biển, do đó chúng dễ bị ủng hoặc nhũn nếu bảo quản sai cách. Dù bạn mua nấm rời hoặc được đóng gói, hãy chuyển nấm vào túi giấy màu nâu để giảm độ ẩm. Bạn nên bảo quản nấm trong tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng vì điều này có thể làm cho nấm bị mất hương vị cũng như màu sắc nhanh hơn.

Măng tây

Đối với măng tây, hãy bảo quản chúng giống như một bó hoa tươi. Bạn nên cắt phần đầu và dựng các ngọn măng tây trong ly nước vừa đủ ngập cuống. Sau đó, bọc các gói măng tây vào chiếc ăn ẩm hoặc túi ni lông để bảo quản trong tủ lạnh. Thông thường, thời gian tốt nhất để giữ nguyên chất lượng măng tây trong tủ lạnh là từ 2 – 3 ngày.

Cà phê

Thông thường trong quá trình rang sẽ khiến cho hạt cà phê sẫm lại và tiết ra dầu caffeol – chất giúp mang lại mùi vị và hương thơm quen thuộc cho cà phê. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với độ ẩm, không khí, ánh sáng và nhiệt có thể làm suy yếu hoạt động của chất caffeol. Để giữ nguyên hương vị đặc trưng của cà phê, bạn nên bảo quản chúng trong hộp kín, để ở nơi râm mát và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bánh mì

Để bảo quản thức ăn, đặc biệt là bánh mì, bạn cần để chúng ở nơi thoáng mát và tiêu thụ trong vòng 1 tuần. Khi để bánh mì quá lâu sẽ khiến độ ẩm bị hút hết và dẫn đến ôi thiu. Bạn nên để bánh mì trong túi kín và bảo quản ở tủ lạnh.

Cà chua

Cà chua sẽ dễ bị mốc nhanh hơn nếu bạn để trong nhiệt độ phòng. Do đó, bạn nên bảo quản chúng ở tủ lạnh trong vòng 1 – 2 ngày là tốt nhất. Bạn có thể để cà chua vào túi nhựa hoặc túi giấy có lỗ thoáng khí để giữ độ ẩm và không khí lưu thông nhất định nhằm giúp cà chua không bị khô.

Quả óc chó

Bạn có thể bảo quản thức ăn và quả óc chó trong hộp kín. Nếu tủ đựng thức ăn khô ráo và thoáng mát thì quả óc chó có thể bảo quản được trong vòng 3 tháng. Đối với các loại hạt có vỏ hoặc không vỏ sẽ bảo quản được trong tủ lạnh khoảng 6 tháng hoặc 1 năm đối với tủ đông mà không lo mất đi các chất dinh dưỡng.

Thịt cá

Cách bảo quản thực phẩm thịt cá đóng hộp hoặc đã qua chế biến tốt nhất là để trong ngăn mát tủ lạnh. Đối với thịt cá tươi sống, bạn nên bảo quản trong tủ đông, sau đó đem rã đông trước khi sử dụng.

Sữa

Sữa thường được thanh trùng bằng nhiệt để kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không duy trì nhiệt độ bảo quản từ 40 độ C trở xuống sẽ khiến các vi khuẩn trong sữa phát triển trở lại. Một số thực phẩm khác cũng cần được bảo quản trong tủ lạnh, bao gồm pho mát, sữa bột hoặc xi – rô cây phong đã mở nắp.

==>>> Xem thêm: Kho lạnh thực phẩm
Mới hơn Cũ hơn